966000₫
789bet brand Giám mục Gioan Maria Phan Đình Phùng, được tấn phong giám mục năm 1940, dưới thời Giáo hoàng Piô XII, bởi:
789bet brand Giám mục Gioan Maria Phan Đình Phùng, được tấn phong giám mục năm 1940, dưới thời Giáo hoàng Piô XII, bởi:
Trong phiên họp ngày 5 tháng 10 năm 1977 trong khuôn khổ Thượng Hội đồng Giám mục, Tổng giám mục Nguyễn Văn Bình đã có bài phát biểu với chủ đề ''Kitô hữu Việt Nam sống trong nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo'' với ba nội dung chính là nước Việt Nam đang tiến lên chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, môi trường mác xít và thái độ của người Công giáo Việt Nam. Nội dung bài tham luận cũng đề cập đến chi thiết về việc sống chung với người Cộng sản nhưng giữ được bản tính Kitô hữu, góp phần vào việc xây dựng đất nước. Tổng giám mục Nguyễn Văn Bình cho rằng ông và các giám mục Việt Nam khác đã làm mọi việc tốt nhất trong hoàn cảnh chế độ chính trị tại Việt Nam. Thái độ mới của Tổng giám mục Nguyễn Văn Bình được Giáo hoàng Phaolô VI chấp nhận nhưng bị các thành viên khác trong Giáo hội Công giáo phản đối. Tổng giám mục Bình cho rằng các linh mục mới ở Việt Nam phải tìm cách biểu đạt bằng một thứ ngôn ngữ mới sẽ được hiểu bởi các giáo đoàn thầm lặng bằng các khái niệm Cộng sản. Ông cũng cho rằng giáo hội Việt Nam cần cho thấy một bộ mặt mới, vì nó đã bị buộc tội có liên quan đến thực dân trong quá khứ. Bài phát biểu của Tổng giám mục Nguyễn Văn Bình là vấn đề được thảo luận nhiều nhất, đồng thời cũng gây tranh cãi nhiều nhất trong phiên họp. Về phần mình, Tổng giám mục Bình cho rằng ông tuân theo các khái niệm của Công đồng Vatican II. Ông tuyên bố rằng nhà nước Việt Nam đang đoàn kết công dân để tái thiết Việt Nam và người Công giáo không thể ở ngoài rìa xã hội, sống trong những khu ổ chuột. Ông cũng tuyên bố các giám mục Việt Nam đã quyết định việc này để hỗ trợ tái thiết trong phiên họp tại Sài Gòn và Huế vào tháng 7 năm 1976. Nguyễn Văn Bình cũng cho biết thực tại thế hệ người Công giáo sinh ra trong xã hội với chủ nghĩa Mác - Lê Nin sẽ thấm nhuần tư tưởng này trong tương lai và Giáo hội sẽ không che giấu sự khác biệt giữa chủ nghĩa Mác và Kitô giáo. Cũng trong tháng này, Nguyễn Văn Bình viết thư bằng tiếng Việt gửi đến các giám mục. Nội dung thư, ông tái khẳng định các quan điểm trong bài tham luận trước đó, nêu quan điểm Công giáo có thể cùng tồn tại với chủ nghĩa Mác tại Việt Nam vì có chung mục đích. Các lập trường này của Tổng giám mục Bình có thể xuất phát từ Cộng đồng Vaticanô II, nhấn mạnh cuộc đối thoại và nỗ lực của Vatican để phù hợp với các nền văn hóa ngoài phương Tây. Nguyễn Văn Bình cho rằng chính Giáo hội Công giáo tiến gần hơn đến khái niệm giải phóng và tôn trọng nền chính trị của các nước đang phát triển, nhờ đó tạo điều kiện cho lập trường hòa giải của ông. Ngoài ra, Tổng giám mục Bình kiến nghị cách dạy giáo lý theo dạng hỏi đáp đến các giám mục khác.